Menu

Bài đã xem

Giới thiệu các mạch công suất thông dụng class A, AB, D
Giới thiệu các mạch công suất thông dụng class A, AB, D

Tài trợ

img

Mạng xã hội

Giới thiệu các mạch công suất thông dụng class A, AB, D

Class A, AB và D là ba trong số các loại mạch khuếch đại âm thanh phổ biến nhất. Chúng được phân loại dựa trên cách khuếch đại tín hiệu và hiệu năng sử dụng công suất.

Class A: là loại mạch khuếch đại cơ bản nhất. Chúng khuếch đại tín hiệu một transistor luôn ở trạng thái bật, được duy trì bởi một điện áp cố định. Vì transistor luôn ở trạng thái bật nên nó đảm bảo việc tái tạo và khuếch đại đầy đủ tín hiệu đầu vào.

Sugden A21SE là một sản phẩm nổi bật để đại diện cho các mẫu ampli mạch class A. Sản phẩm có khối lượng 15kg khá tương đồng với đại diện class AB bên dưới. Tuy nhiên công suất đầu ra chỉ có 30W mỗi kênh tại 8Ohm. Với cùng kích thước và khối lượng, class A sẽ có công suất đầu ra thấp hơn so với class AB tương ứng.

Class AB là phiên bản kết hợp của chất lượng âm thanh của class A và hiệu suất tiêu thụ điện của class B. Chất lượng âm thanh của class AB sẽ không so bì được vs class A, tuy nhiên nếu được thiết kế một cách kĩ lượng, class AB có thể đem đến chất lượng tốt cũng như công suất khá tốt.

Stemfoort SF-200 là một đại diện nổi bật của class AB. Thiết bị đem đến công suất đầu ra lên đến 100W mỗi kênh. Tất cả được gói gọn trong kích thước 115 x 430 x 360 mm và khối lượng 16kg. SF-200 sẽ phù hợp để trị những cặp loa độ nhạy thấp, khó chiều, đói công suất.

Class D là loại khuếch đại hiệu quả nhất. Chúng khuếch đại tín hiệu bằng cách sử dụng nguồn xung. Phương pháp khuếch đại này đem đến hiệu suất tiêu thụ điện cực kì thấp, giảm thiểu được điện năng hao phí do tỏa nhiệt đem lại khả năng tạo ra những sản phẩm có công suất lớn mà có kích thước nhỏ vượt trội so với hai mạch trên. Tuy nhiên, Class D lại rất nhạy với nhiễu từ nguồn điện.

Bluesound Powernode Edge là một sản phẩm nổi bật của class A. Trong một hình dáng nhỏ gọn như một cuốn từ điển, khối lượng chỉ 2.6kg, chúng ta có một bộ giải mã âm thanh chất lượng cao lên đến 24bit/192kHz. Công suất định danh lên đến 40W mỗi kênh tại 8Ohm, đủ sức đánh tốt những cặp bookself trên thị trường. Class D với hiệu suất cao và chất lượng đang ngày được cải thiện nhờ link kiện, công nghệ bán dẫn hiện đại là sự lựa chọn hàng đầu để xây dựng nên những sản phẩm tích hợp, loa công nghệ cao.

ClassHoạt độngChất lượng âm thanhHiệu quả công suấtYêu cầu nhiệt
Class A Transistor luôn bật Cao nhất Thấp nhất Cao nhất
Class AB Hai transistor, một luôn bật và một chỉ bật khi có tín hiệu Cân bằng Trung bình Trung bình
Class D Nguồn cung cấp công suất chuyển đổi Trung bình Cao nhất Thấp nhất

Cuối cùng, việc lựa chọn một chiếc ampli phù hợp sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu bạn đang tìm kiếm chất lượng âm thanh tốt nhất có thể, thì đầu khuếch đại lớp A là lựa chọn tốt. Tuy nhiên, nếu bạn đang tìm kiếm một bộ khuếch đại có hiệu suất cao và giá cả phải chăng, thì lớp khuếch đại D là một lựa chọn tốt hơn.

Dưới đây là một số điều cần xem xét khi lựa chọn bộ khuếch đại âm thanh:

  • Công suất đầu ra: Công suất đầu ra của bộ khuếch đại được đo bằng watt. Lượng công suất bạn cần sẽ phụ thuộc vào kích thước và loại loa bạn đang sử dụng.
  • Đáp ứng tần số: Đáp ứng tần số của bộ khuếch đại là phạm vi các tần số mà nó có thể khuếch đại. Đáp ứng tần số rộng hơn sẽ tạo ra âm thanh tự nhiên hơn.
  • Tỷ lệ tín hiệu/độ nhiễu (SNR): SNR của bộ khuếch đại là một đại lượng đo lường mức độ tiếng ồn mà nó tạo ra. SNR cao sẽ tạo ra âm thanh rõ ràng hơn.
  • THD+N: THD+N là đại lượng đo lường tổng hợp méo hài và tiếng ồn do bộ khuếch đại tạo ra. THD+N thấp hơn sẽ tạo ra âm thanh sạch hơn.
Top